Liệu bạn đã biết chuyện gì sẽ xảy ra với làn da mình khi bạn xăm hình chưa? Chưa đúng không cùng tham khảo làn da của bạn sau khi xăm hình sẽ thế nào nhé >>> cùng khám phá bí mật nào.
Dù xăm mình là một quá trình đau đớn nhưng điều đó vẫn không thể ngăn cản chúng ta tậu những hình xăm cực chất lên cơ thể. Vậy bạn có biết những chiếc máy xăm mình được sử dụng hiện nay đã trải qua một quá trình phát triển khá lâu và cải tiến từ những công cụ thô sơ?
Từ những công cụ ban sơ được người xưa hay người ở những bộ lạc tiền sử chuyên sử dụng để xăm mình như đá hay cọc nhọn thì vào năm 1891, Samuel O’Reilly - một nghệ sĩ xăm mình đến từ New York - đã sáng chế ra chiếc “máy khắc da chạy bằng điện” đầu tiên trên thế giới với chiếc kim nhỏ dùng để xăm mình. Đây được cho là lấy cảm hứng từ phát minh cây bút điện của nhà khoa học đại tài Thomas Edison.
Những mô nằm ngoài cùng được gọi là mô biểu bì nhưng để hình xăm được lưu giữ mãi mãi thì mực xăm phải vào sâu được các mô hạ bì. Và để làm được điều này, những nghệ sĩ xăm hình phải sử dụng máy xăm mình cầm tay cùng hàng nghìn những cây kim nhỏ. Các công đoạn được thực hiện bao gồm nhúng kim vào mực, sau đó khởi động chiếc máy xăm và bắt đầu đâm những cây kim vào dưới da. Những mũi nhọn cứ liên tục đâm sâu vào da để mực thấm sâu vào lớp hạ bì.
Có rất nhiều kim xăm để các nghệ sĩ xăm mình chọn lựa. Ít nhất là 3 đầu kim và nhiều nhất là 25 đầu kim. Mỗi loại kim có thể cho ra hiệu ứng khác nhau. Đầu kim càng ít thì kim sẽ được dùng trong việc phác thảo và đầu kim càng nhiều thi kim sẽ được dùng trong việc đánh bóng hoặc tô màu.
Máy xăm lõi dây và máy xăm Rotary là 2 loại máy xăm được sử dụng phổ biến ngày nay. Tuy cấu trúc khác nhau nhưng về cách hoạt động thì cơ bản chúng giống hệt nhau: đều khiến đầu kim di chuyển. Trong khi máy xăm Rotary di chuyển đầu kim theo chuyển động tròn thì máy xăm lõi dây di chuyển đầu kim theo hướng lên xuống.
Với máy xăm Rotaxy, ống kim xăm chuyển động được do được điều khiển bằng rô-tơ xoay chiều.
Khi sử dụng máy xăm lõi dây, các nghệ sĩ sẽ đạp lên bàn đạp, tạo ra một luồng điện truyền thẳng vào lõi dây bên trong, biến nó thành một nam châm điện và khiến nó có khả năng kéo lõi tạo chuyển động cho kim xăm. Khi thanh lõi này hạ xuống, nó sẽ phá vỡ tuần hoàn chuyển động của đinh vít, khiến cho phần lò xo đàn hồi và cung cấp năng lượng cho chuyển động tuần hoàn. Việc này được lặp đi lặp lại cho đến khi tạo được tác phẩm hình xăm hoàn thiện.
Mỗi lần kim đâm vào da sẽ tạo ra những vết thương nhỏ khiến làn da bị sưng lên. Lý do khiến làn da bị sưng lên là do các cơ quan miễn dịch tăng lên đáp trả việc lưu lượng máu tăng lên, dồn về vùng da bị thương. Việc các cơ quan miễn dịch tăng lên cũng giúp chữa lành cho da và góp phần khiến cho hình xăm tồn tại vĩnh viễn.
Đầu tiên, những tế bào máu đặc biệt được gọi là đại thực bào sẽ “thâu tóm” những kẻ xâm nhập để phòng chống sự viêm nhiễm. Tiếp theo đó, một vài tế bào trong số này khi di chuyển qua hệ thống bạch huyết sẽ được đưa trở lại cùng với mực xăm vào hạch bạch huyết, để lại một số tế bào khác nằm ở trong lớp hạ bì.
Phần lớn các sắc tố hình xăm đều sẽ bị nằm lại trên tế bào và lưu lại trên da. Một số nằm ở trong ma trận của lớp hạ bì, số còn lại bị tế bào da nhấn chìm gọi là nguyên bào sợi.
Lúc đầu, mực được lắng lại ở lớp biểu bì nhưng khi da lành, tế bào biểu bì hư tổn bị bong ra và được thay thế bởi các tế bào mới không có mực.
Từ khoảng 2 đến 4 tuần, lớp da trên cùng bị bong ra, để lộ lớp biểu bì phía trong cùng với phần mực. Chính điều này khiến cho hình xăm không bị phai đi.
Tuy nhiên, qua thời gian, hình xăm vẫn có thể bị mờ đi do làn da dần đánh mất đi collagen và độ đàn hồi, nguyên nhân chính khiến cho hình xăm cứ bị mờ dần. Phần mực đen sẽ là phần ở lại lâu nhất trong khi phần mực màu có xu hướng bị phai màu nhanh.
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn